Qua vận dụng 5 pha của “Phương pháp Bàn tay nặn bột”, xuất phát từ một tình huống và câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên đã chủ động, thu hút đưa học sinh vào bài học một cách hết sức tự nhiên. Qua đó thúc đấy tư duy và bộc lộ khả năng phán đoán, quan điểm ban đầu theo sự hiếu biết về cách đánh giá chủ quan của học sinh. Từ những nhận xét ban đầu về tính chất của nam châm, giáo viên đã khéo léo giúp học sinh đề xuất câu hỏi và phương án tự thực hành thí nghiệm để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó.
Cô giáo hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
Học sinh tiến hành thí nghiệm
Học sinh đi đến tiến hành làm thí nghiệm một cách tích cực, sôi nổi, cùng nhau tìm tòi, khám phá, kiểm chứng để đánh giá, so sánh với phán đoán và sự khác biệt ban đầu. Từ đó học sinh khẳng định để đưa ra nhận xét và kết luận cuối cùng về tính chất của nam châm.
Học sinh trình bày kết quả thảo luận
Qua những chuyên đề như thế này, cô giáo đã góp phần làm cho kết quả học tập của học sinh được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Sau tiết học, BGH đã tổ chức cho tổ, nhóm chuyên môn rút kinh nghiệm để cùng thảo luận đưa ra những nhận xét, đáng giá về ưu nhược điểm của tiết chuyên đề giúp cho giáo viên có cơ hội được cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, cùng nhau tiến bộ để nâng cao tay nghề.