Chào mừng bạn đến với website THCS Cự Khối
Cập nhật : 21:3 Thứ năm, 2/12/2021
Lượt đọc : 407

Đề cương ôn tập GDCD 7 - HK1 - năm học 2021-2022

Nội dung:
 UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI

 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I
Môn: Giáo dục công dân lớp 7
Năm học: 2021-2022
A.Trọng tâm kiến thức- yêu cầu
1.Trọng tâm kiến thức
Bài 2: Trung thực 
Bài 3 : Tự trọng 
Bài 6: Tôn sư trọng đạo 
Bài 8 : Khoan dung
Bài 9 : Xây dựng gia đình văn hóa
2. Yêu cầu:
- Nắm được nội dung chính của bài học: Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện…
- Vận dụng kiến thức hoàn thành các câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, vận dụng cao.
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trung thực có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp con người nâng cao được phẩm giá.
B. Giúp con người nhanh có địa vị trong xã hội.
C. Giúp con người có thể đạt được nhiều lợi ích trong học tập, lao động.
D. Trung thực không có ý nghĩa gì đối với con người.
Câu 2: Tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
A. Giúp con người luôn vui vẻ, hạnh phúc.
B. Giúp cho con người nhanh trở lên giàu có.
C. Giúp cho con người có được địa vị cao trong xã hội.
D. Giúp cho con người có nghị lực vượt qua khó khăn.
Câu 3: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về tự trọng?
A. Sống tự trọng chỉ thiệt cho bản thân
B. Tự trọng không còn phù hợp trong xã hội hiện nay
C. Học sinh nhỏ tuổi không cần rèn luyện tính tự trọng
D. Tự trọng giúp con người nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân
Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính trung thực?
A. Tung tin nói xấu người khác trên facebook.
B. Nói dối mẹ để đi chơi game.
C. Nhặt được của rơi trả lại người mất.
D. Giả vờ ốm để không phải đi học.
Câu 5 Trong quan hệ với mọi người, biểu hiện nào sau đây thể hiện tính không trung thực?
A. Không nói dối mọi người.
B. Lấy cắp tiền của bạn, khi bị phát hiện thì đổ lỗi cho người khác.
C. Dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
D. Không tranh công hay đổ lỗi cho người khác.
Câu 6: Khoan dung có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp cho con người mau chóng có được địa vị trong xã hội. 
B. Sẽ được mọi người yêu quý và tin cậy.
C. Sẽ tạo được mối quan hệ tốt trong công việc.                         
D. Sẽ được người khác giúp đỡ lại khi gặp khó khăn.
Câu 7: Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
A. Đoàn kết.
B. Yêu thương con người.
C. Khoan dung.
D. Giữ chữ tín.
Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện không khoan dung với người khác?
A. Nhường nhịn bạn bè, trẻ nhỏ.
B. Mắng nhiếc người khác khi không vừa ý.
C. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.
D. Lắng nghe, thấu hiểu người khác.
Câu 9: Thế nào là tôn sư trọng đạo?
A. Là tôn trọng, biết ơn những thầy cô giáo đã dạy mình.
B. Là tôn trọng, biết ơn những thầy giáo, cô giáo luôn bênh vực mình.
C. Là tôn trọng, biết ơn với những thầy cô mà mình yêu mến.
D. Là tôn trọng, kính yêu và biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo.
Câu 10: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp cho con người có được sự kính trọng từ mọi người.
B. Giúp cho con người cảm thấy thoải mái và được tôn trọng.
C. Là truyền thống quý báu của dân tộc, cần dược giữ gìn và phát huy.
D. Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.
Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo?
A. Chỉ chào hỏi những thầy cô ở trường.                
B. Luôn coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy cô đã dạy.
C. Tặng quà thầy để thầy cho điểm cao.                  
D. Chỉ chào hỏi những thầy cô trực tiếp dạy mình.
Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tôn sư trọng đạo ?
A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.
B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.
C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.
D. Nói xấu thầy cô khi bị nhắc nhở.
Câu 13: Thế nào là gia đình văn hóa?
A. Là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ.
B. Là gia đình có sự phân biệt đối xử rõ ràng giữa nam và nữ.
C. Là gia đình có sự phân quyền rõ ràng giữ những thành viên.
D. Là gia đình có thể sinh được nhiều con.
Câu 14: Việc xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và với toàn xã hội?
A. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh hơn, con người thông minh hơn.
B. Góp phần làm cho đất nước phát triển nhanh về kinh tế, con người phát triển tốt hơn.
C. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hình thành nhân cách cho con người.
D. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, giúp con người tự tin hơn.
Câu 15: Em đồng ý với  ý kến nào dưới đây về xây dựng gia đình văn hóa ?
A. Việc nhà là việc của mẹ và con gái.
B. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai.
C. Gia đình có càng đông con thì gia đình ấy càng hạnh phúc, ấm no.
D. Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình.
Câu 16: Em không đồng ý với ý kến nào dưới đây về xây dựng gia đình văn hóa?
A. Mọi người trong gia đình cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc.
B. Trong gia đình, chỉ người đàn ông có quyền quyết định mọi việc.
C. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình là góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
D. Mỗi thành viên trong gia đình cần thực hiện đúng trách nhiệm và bổn phận của bản thân.
Câu 17: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện sự trung thực?
A. Nhặt được của rơi trả lại người mất.             
B. Hút thuốc lá ở nơi công cộng.
C. Không nói chuyện riêng trong lớp.               
D. Cười nói, đùa nghịch trong hành lang bệnh viện.
Câu 18: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính không trung thực ?
A. Chép bài giúp bạn khi bạn bị ốm.  
B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
C. Nhận lỗi thay cho bạn.
D. Không bao che thiếu sót cho người đã giúp đỡ mình.
Câu 19: Trong các hành vi sau đây, theo em hành vi nào nói lên tính tự trọng?
A. Luôn luôn chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
B. Khi bị phê bình thì tỏ thái độ khó chịu.
C. Tự giác hoàn thành công việc không để ai nhắc nhở.
D. Làm việc gì cũng sơ sài.
Câu 20:  Một học sinh thường vi phạm nhiều lần bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn không sửa đổi, hành vi của học sinh ấy thể hiện đức tính gì? 
A. Trung thực.
B. Yêu thương con người.
C. Không tự trọng.
D. Tự chủ.
Câu 21: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện sự khoan dung?
A. H luôn đổ lỗi cho người khác.
B. A luôn có thái độ công bằng, vô tư với người khác.
C. M luôn tìm cách che giấu khuyết điểm cho các bạn.
D. C luôn chê bai người khác trước mặt họ.
Câu 22:  Bà H luôn lắng nghe, khuyên bảo và tha thứ lỗi lầm cho những người xung quanh. Việc làm đó thể hiện bà là người như thế nào?
A. Bà là ngừoi có lòng bao dung với mọi người.
B. Bà là người sống giản dị.
C. Bà là người sống cần kiệm.
D. Bà là người biết quan tâm đến người khác.
Câu 23: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào không thể hiện sự tôn sư trọng đạo?
A. B không bao giờ chào hỏi thầy cô nếu gặp ngoài đường.
B. G luôn chăm chú, lắng nghe thầy cô giảng bài.
C. M đến thăm thầy cô giáo cũ nhân ngày 20/11.
D. N luôn yêu mến, kính trọng thầy cô giáo.
Câu 24: Hành vi nói xấu, chê bai thầy cô giáo cũ thể hiện điều gì?
A. Sống giản dị
B. Chí công vô tư.
C. Vô lễ với thầy cô.
D. Trung thực ngay thẳng.
Câu 25:  Hành vi nào không đúng khi xây dựng gia đình văn hóa?
A. Là Chủ tịch xã Ông H luôn bao che cho con mình để đạt thành tích gia đình văn hóa.
B. Gia đình Ông B luôn giúp đỡ mọi người lúc khó khăn.
C. Ông H luôn chăm lo cho gia đình chu đáo, với mọi người ông có thái độ hòa nhã.
D. Ông B dạy dỗ các con luôn sống yêu thương giúp đỡ mọi người, không làm những việc sai trái.
Câu 26: Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không?
A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.
B. Có vì con gái yêu đuối nên chỉ phù hợp với việc nhà.
C. Không vì nam và nữ bình đẳng.
D. Có vì con trai vẫn là trụ cột trong gia đình.
Câu 27: Bạn H khi gặp thầy cô giáo cũ vẫn thường chào hỏi, quan tâm thầy cô. Việc làm của H thể hiện điều gì?
A. H là người biết yêu thương người khác.
B. H là người luôn giữ lời hứa.
C. H là người biết quan tâm đến mọi người.
D. H là người luôn tôn trọng, kính yêu thầy cô.
Câu 28: Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng khoan dung?
A. Xa lánh, coi thường những bạn khuyết tật.
B. Giúp đỡ trẻ em mồ côi.
C. Chia sẻ khó khăn với những bệnh nhân covid.
D. Yêu thương, kính trọng mọi người xung quanh.
Câu 29: Hành vi của bạn nào dưới đây thể hiện sự trung thực?
A. Mai thường làm bài tập về nhà hộ bạn.
B. Như trả lại ví cho người bị mất.     
C. An giấu bài kiểm tra không đưa cho bố mẹ vì điểm kém.
D. Là bạn thân nên Huy thường bao che khuyết điểm cho Minh.
Câu 30: Hành vi của bạn nào dưới đây thể hiện thiếu tự trọng?
A. Không làm được bài những Kiên không quay cóp và nhìn bài của bạn.
B. Dù khó khăn đến mấy An cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình.
C. Khi có khuyết điểm và được nhắc nhở Nam đều vui vẻ nhận lỗivà sửa chữa.
D. Lan thường xấu hổ với bạn bè vì mẹ mình là lao công.
Câu 31:Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?
A. Ông B là người khoan dung.
B. Ông B là người khiêm tốn.
C. Ông B là người hẹp hòi, ích kỉ.
D. Ông B là người kỹ tính.
Câu 32: Mặc dù biết N luôn đặt điều nói xấu mình, nhưng H vẫn yêu mến và tôn trọng N. Hành động đó thể hiện H là người như thế nào?
A. Là người có lòng khoan dung.
B. Là người biết đoàn kết với bạn bè.
C. Là người có lòng tự trọng.
D. Là người biết yêu thương mọi người.
Câu 33: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào?
A. D là người vô trách nhiệm.
B. D là người vô tâm.
C. D là người vô ơn.
D. D là người vô ý thức.
Câu 34: Hằng năm sắp đến ngày 20/11 nhà trường đều tổ chức đợt thi đua chào mừng 20/11 như: Học tốt, viết báo tường, thi văn nghệ. Các việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Tri ân các thầy cô giáo.
B. Giúp đỡ các thầy cô giáo.
C. Tri ân học sinh.
D. Giúp đỡ học sinh.
Câu 35: Gia đình ông Q buôn bán thuốc phiện, gia đình luôn sống vui vẻ và hạnh phúc và rất hay ủng hộ tiền cho thôn và xã để xây dựng nhà văn hóa. Gia đình ông Q có đạt gia đình văn hóa không?
A. Không vì gia đình ông Q vi phạm pháp luật vì buôn bán hàng cấm.
B. Có vì gia đình ông Q sống vui vẻ hạnh phúc không có bất đồng.
C. Có vì gia đình ông Q có công trong việc ủng hộ xây dựng nhà văn hóa.
D. Không vì gia đình ông không tham gia các hoạt động của tập thể.
Câu 36: Gia đình ông H có 3 người con, ông yêu cầu tất cả phụ nữ trong nhà chỉ được ăn cơm dưới bếp và không được tham gia đóng góp ý kiến vào bất cứ công việc nào của gia đình, dòng họ. Việc làm của ông H thể hiện ông là ngừoi như thế nào?
A. Ông H là người có vai trò quan trọng trong gia đình.
B. Ông H là người có suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu.
C. Ông H là người có tiếng nói trong dòng họ.
D. Ông H là người có suy nghĩ tiến bộ.
Câu 37: Trong giờ kiểm tra Lan liên tục quay sang chép bài của Hoa, hành vi của Lan thể hiện bạn là người như thế nào?
A. Lan là người hoạt bát.
B. Lan là người vô cảm.
C. Lan là người không có lòng tự trọng.
D. Lan là người cởi mở chân thành.
Câu 38: Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H, nhưng H không chấp nhận và luôn tìm cách để nói xấu D với người khác. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về H?
A. H làm như vậy là đúng, thể hiệ là người chí công vô tư.
B. H làm như vậy là đúng thể hiện H là người ngay thẳng, chính trực.
C. H làm như vậy là sai, thể hiện H là người không biết yêu thương bạn bè.
D. H làm như vậy là sai, thể hiện H là người chưa có lòng bao dung với người khác.
Câu 39: Trong giờ kiểm tra, nhân lúc cô giáo ra ngoài rất nhiều bạn trong lớp đã tranh thủ bỏ tài liệu ra chép. Mặc dù chưa học kỹ bài, nhưng M quyết tâm không bỏ tài liệu ra chép vìnhớ lời cô dặn không được dùng tài liệu trong giờ kiểm tra. Việc làm đó của M đã thể hiện M là người như thế nào?
A. Là người biết nhường nhịn người khác
B. Là người biết kính trọng, nghe lời thầy cô.
C. Là người nhút nhát kém cỏi.
D. Là người lười biếng, chậm chạp.
Câu 40: Gia đình nhà bà M có chồng suốt ngày rượu say đánh vợ, con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không?
A. Không vì con bà M bị đi tù, chồng thì nghiện rượu đánh vợ.
B. Không vì gia đình bà M không ủng hộ gì cho hàng xóm.
C. Có vì có con gái đạt giải cao và vợ sống hòa thuận với láng giềng.
D. Có vì gia đình bà vẫn chấp hành nội qui làng, xã.
BGH duyệt TT/NT chuyên môn duyệt Người lập
   
 
Phạm Thị Thanh Hoa
 
 
Nguyễn Thị Lan Anh
 
 

Chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ: Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: (043)8724033, Fax: 38724618

Email: ubnd_longbien@hanoi.gov.vn

 

Trường THCS Cự Khối

Địa chỉ: Tổ 11 P. Cự Khối, Long Biên, TP. Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Hiệu Trưởng Lê Thị Hồng Thái

Liên hệ: 0438750736 | Email: c2cukhoi@longbien.edu.vn

Tập đoàn công nghệ Quảng Ích