Chào mừng bạn đến với website THCS Cự Khối
Cập nhật : 21:4 Thứ năm, 2/12/2021
Lượt đọc : 517

Đề cương ôn tập GDCD 8 - HK1 - năm học 2021-2022

Nội dung:
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I
Môn: Giáo dục công dân lớp 8
Năm học: 2021-2022
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC – YÊU CẦU
1.Trọng tâm kiến thức
Bài 2: Liêm khiết
Bài 3: Tôn trọng người khác
Bài 4 : Giữ chữ tín
Bài 6 : Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
Chủ đề : Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam
2. Yêu cầu:
- Nắm được nội dung chính của bài học: Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện…
- Vận dụng kiến thức hoàn thành các câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng, vận dụng cao.
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Thế nào là liêm khiết?
A. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống biết sẻ chia, thông cảm với người khác.
B. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống đoàn kết.
C. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi.
D. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống đẹp, biết yêu thương con người.
Câu 2: Liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với con người và toàn xã hội?
A. Giúp cho đất nước tăng trưởng nhanh về kinh tế, con người nhanh chóng làm giàu.
B. Giúp cho con người được sống thanh thản, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp văn minh hơn.
C. Giúp cho mọi người đoàn kết, yêu thương lẫn nhau đất nước ngày càng trở lên giàu đẹp.
D. Giúp cho con người có nhiều bạn bè trong cuộc sống và đất nước được hòa bình.
Câu 3. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
A. Lời nói và hành động.                           
B. Cử chỉ, lời nói, hành động.
C. Cử chỉ và hành động.                            
D. Cử chỉ và lời nói.
Câu 4:Thế nào là tình bạn?
A. Là mối quan hệ xã giao giữa hai hoặc nhiều người.
B. Là mối quan hệ thân thiết gắn bó giữa hai hoặc nhiều người.
C. Là mối quan hệ thân thiết gắn bó giữa hai người nam và nữ.
D. Là mối quan hệ thân thiết gắn bó giữa hai người cùng giới với nhau.
Câu 5: Tình bạn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
A. Giúp con người có thể có nhiều mối quan hệ trong làm ăn, dễ dàng thăng tiến.
B. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, biết yêu cuộc sống hơn.
C. Giúp cho con người có nhiều lựa chọn hơn khi cần giúp đỡ.
D. Giúp cho con người đỡ gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống.
Câu 6: Thế nào là tôn trọng người khác?
A. Là tôn trọng những người có cùng dòng máu với mình.
B. Là sự đánh giá đúng mức coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác.
C. Là sự đánh giá mối quan hệ xã giao giữa hai hoặc nhiều người.
D. Là sự đánh giá về nhân phẩm, đạo đức của mỗi người trong xã hội.
Câu 7: Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp cho xã hội lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp hơn.
B. Giúp cho con người đỡ gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống.
C. Giúp cho con người có nhiều lựa chọn hơn khi cần giúp đỡ.
D. Giúp con người có thể có nhiều mối quan hệ trong làm ăn, dễ dàng thăng tiến.
Câu 8: Biểu hiện không tôn trọng người khác là?
A. Nhường chỗ cho người già.
B. Cảm thông, chia sẻ với người khác.
C. Giúp đỡ người khuyết tật.
D. Bật nhạc to trong đêm khuya.
Câu 9: Thế nào là giữ chữ tín?
A. Là coi trọng lòng tin của người khác đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
B. Là lòng tin của mình đối với mọi người biết tin tưởng và giữ lời hứa.
C. Là coi trọng lòng tin của bạn bè thân thiết, biết tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.
D. Là coi trọng lời hứa của mình đối với bạn bè và mọi người xung quanh.
Câu 10: Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp mọi người đoàn kết với nhau.                             
B. Giúp mọi người gắn bó chặt chẽ với nhau.
C. Tạo cơ hội để con người thăng tiến trong công việc.    
D. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác.
Câu 11: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện giữ chữ tín?
A. Mượn xe nhưng không đem trả.
B. Trả tiền bạn đúng thời gian đã hẹn.
C. Quên chép bài cho bạn như đã hứa.
D. Nói một đằng làm một nẻo.
Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện không giữ chữ tín?
A. Giữ đúng lời hứa với người khác
B. Luôn luôn đúng hẹn.
C. Không hoàn thành nhiệm vụ như đã hứa.
D. Không quan tâm đến người khác.
Câu 13: Pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp cho người dân có thể phát triển kinh tế một cách dễ dàng.                
B. Giúp cho nhân dân có điều kiện sống và sinh hoạt tốt hơn.
C. Giúp cho đất nước phát triển nhanh chóng về kinh tế, chính trị.      
D. Tạo ra một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
Câu 14: Kỉ luật là gì?
A. Là các qui định chung của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội, yêu cầu mọi người phải tuân theo.
B. Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Tòa án ban hành; bắt buộc mọi người phải tuân theo.
C. Là các qui định chung, của một tập thể yêu cầu mọi người phải tuân theo.
D. Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Quốc Hội ban hành yêu cầu mọi người phải tuân theo.
Câu 15: Pháp luật là gì?
A. Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Tòa án ban hành; bắt buộc mọi người phải tuân theo.
B. Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành; bắt buộc mọi người phải tuân theo.
C.  Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Chính Phủ ban hành; bắt buộc mọi người phải tuân theo.
D.  Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Đảng Cộng Sản ban hành; bắt buộc mọi người phải tuân theo.
Câu 16: “Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trongt các văn bản pháp luật.” Là đặc điểm nào của Pháp luật nước ta?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính bắt buộc.
C. Tính cưỡng chế.
D. Tính xác định chặt chẽ.
Câu 17: Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện sự liêm khiết?
A. Ông B thường xuyên biếu xén quà cáp, để nhanh được thăng tiến trong công việc.
B. Trong giờ kiểm tra, phát hiện bạn giở tài liệu nhiều lần A đã báo cáo với giáo viên về trường hợp đó.
C. H thường xuyên mang quà đến nhà giáo viên để xin nâng điểm.
D. Để được vào công ty làm việc, ông K đã biếu Giám đốc rất nhiều quà đắt tiền.
Câu 18: Hành vi nào dưới đây biểu hiện trái với liêm khiết?
A. Ông H phê phán hành vi nhận hối lộ của cán bộ cùng cơ quan.
B. Anh V nhận lỗi và trách nhiệm khi vô tình mắc sai lầm trong công việc.
C. Ông K buôn bán hàng giả, hàng nhái nhằm thu lợi nhận cao.
D. Chị B nhặt được của rơi đem trả lại người đánh mất.
Câu 19: Trong các hành vi sau, hành vi nào giúp tạo nên tình bạn trong sáng lành mạnh?
A. Không thích bạn đạt được thành tích cao hơn mình.    
B. Nếu bạn không chơi với mình, thì mình chơi với người khác.
C. Luôn động viên giúp đỡ bạn trong mọi việc.                         
D. Luôn tính toán thiệt hơn với bạn.
Câu 20: Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện không tôn trọng tình bạn?
A. Thường xuyên nhờ bạn cho mượn bài để chép mặc dù bạn không muốn.
B. Thường xuyên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn.
C. Luôn động viên giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
D. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bạn.
Câu 21: Châm chọc, chế giễu người khác, đặc biệt là người khuyết tật thể hiện hành vi gì?
A. Khinh thường người khác.
B. Tôn trọng người khác.
C. Không tôn trọng người khác.
D. Tấn công người khác.
Câu 22: Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện không tôn trọng người khác?
A. C luôn cảm thông, chia sẻ với người khác gặp điều bất hạnh.
B. H luôn giúp đỡ những người yếu hơn mình.
C. M thường ói chuyện riêng trong giờ học.
D. C luôn coi thường những người nghèo khó
Câu 23:H thường lén vứt rác sang nhà hàng xóm để đỡ phải đi xa, hành vi của H thể hiện điều gì?
A. Thể hiện lối sống có văn hóa.
B. Thể hiện lối sống nhỏ nhen, ích kỉ.
C. Thể hiện sự thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng người khác.
D. Thể hiện lối sống vô cảm.
Câu 24: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?
A. B là người không giữ chữ tín.        
B. B là người giữ chữ tín.
C. B là người không tôn trọng người khác.  
D. B là người tôn trọng người khác.
Câu 25:M luôn đến muộn hơn thời gian đã hẹn khiến cho mọi người phải chờ đợi rất lâu. Việc làm của M thể hiện điều gì?
A. M là người năng động, sáng tạo.
B. M là người không giữ chữ tín.
C. M là người siêng năng, kiên trì.
D. M là người biết tôn trọng người khác.
Câu 26: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tôn trọng kỉ luật?
A. Cười nói, đùa nghịch trong hành lang bệnh viện.        
B. Không nói chuyện riêng trong lớp.
C. Quay cóp trong giờ kiểm tra.                         
D. Hút thuốc lá ở nơi công cộng.
Câu 27: Hành vi chặt, phá rừng bừa bãi đã vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm nội qui.
C. Vi phạm kỉ luật.
D. Vi phạm đạo đức.
Câu 28: Các hành vi: Quay cóp trong giờ kiểm tra, không học bài, làm bài, nói chuyện riêng trong giờ học vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm kỉ luật.
C. Vi phạm quy chế.
D. Vi phạm qui tắc.
Câu 29: Trong các hành vi sau, hành vi nào dưới đây thể hiện tình bạn trong sáng lành mạnh?
A. Chị Y và K cùng hỗ trợ nhau trong học tập.
B. Anh Q chỉ giúp đỡ anh P là bạn của mình khi thấy có lợi.
C. D có thái độ khinh thường với H vì nhà H nghèo khó.
D. Anh G thường lợi dụng bạn thân của mình để thăng tiến trong công việc.
Câu 30: Em sẽ làm những gì để xây dựng tình bạn trong lớp, trong trường?
A. Chỉ chơi với những bạn học giỏi trong lớp.
B. Chỉ quan tâm chia sẻ với những bạn mà mình chơi thân.
C. Những ai có thái độ tốt với mình thì sẽ chơi cùng.
D. Luôn hòa đồng, chia sẻ với mọi người.
Câu 31: Trong giờ ra chơi, bạn P cố tình nói cho các bạn trong lớp về hoàn cảnh khó khăn của nhà H, đồng thời còn chê bai giễu cợt H. Hành vi đó thể hiện bạn P là người như thế nào?
A. Người biết quan tâm đến người khác.
B. Người biết chia sẻ cảm thông với bạn bè.
C. Người biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
D. Người không biết tôn trọng người khác.
Câu 32: Bạn A cho rằng: Trong mọi trường hợp, chúng ta cần biết lắng nghe ý kiến của mọi người. Không đánh giá người khác theo suy nghĩ chủ quan của bản thân.  Suy nghĩ của A thể hiện A là người như thế nào?
A. A là người nhút nhát, thiếu tự tin.
B. A là người ba phải.
C. A là người biết tôn trọng người khác.
D. A là người sống liêm khiết, trong sạch.
Câu 33: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?
A. B là người không giữ chữ tín.        
B. B là người giữ chữ tín.
C. B là người không tôn trọng người khác.  
D. B là người tôn trọng người khác.
Câu 34:M mượn H vở để chép bài và hẹn ngày hôm sau sẽ trả, ngày hôm sau trước khi vào học M đã trả lại vở cho H như đã hứa. Việc làm của M thể hiện điều gì?
A. M là người vô tư, trong sáng.
B. M là người sống giản dị.
C. M là người có tinh thần đoàn kết.
D. M là người biết giữ lời hứa.
Câu 35: Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện tôn trọng pháp luật, kỉ luật?
A. Dương đi xe máy trên 50 phân khối khi tròn 16 tuổi.
B. Minh thường xuyên đi học muộn, không đeo khăn đỏ theo qui định.
C. Kim luôn đi sinh hoạt Đội đúng giờ, mang đầy đủ tài liệu cần thiết.
D. Nhung thường xuyên quên đồ dùng học tập và sách vở khi đi học.
Câu 36: Gần tết, để có thể bán được nhiều hàng bà H đã nhập thêm một số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ để bán. Việc làm của bà H thể hiện điều gì?
A. Bà H là người nhanh nhẹn.
B. Bà H đã vi phạm pháp luật.
C. bà H đã tuân thủ đúng những qui định của Nhà nước.
D. Bà H đã vi phạm nội qui nơi bà sinh sống.
Câu 37: Minh là học sinh lớp 8, cuối học kì I mặc dù rất lười học nhưng Minh vẫn muốn đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên bạn nhờ mẹ mang quà đến biếu cô giáo chủ nhiệm và có ý nhờ cô nâng điểm cho Minh. Nhưng cô nhất quyết không nhận quà và từ chối nâng điểm. Theo em, nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Hành vi của Minh và mẹ là đúng, hành vi của cô giáo thể hiện không liêm khiết. 
B. Hành vi của Minh và mẹ là sai, hành vi của cô giáo thể hiện đức tính liêm khiết. 
C. Minh là người nhanh nhẹn sống có mục đích, cô giáo là người sống giản dị.
D. Minh là người sống ngay thẳng, trung thực, hành vi của cô giáo thể hiện sự ích kỉ.
Câu 38: Linh và Mai là bạn học cùng lớp với nhau, Linh học giỏi và rất hay giúp đỡ Mai trong học tập, nhưng Mai luôn cảm thấy khó chịu với Linh đặc biệt là khi Linh được điểm tốt, hoặc được người khác khen ngợi, vì vậy Mai luôn tìm cơ hội để đổ lỗi cho Linh. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về Mai?
A. Mai làm như vậy là đúng vì Linh có ý coi thường Mai.
B. Mai làm như vậy là không đúng, hành vi đó thể hiện không tôn trọng người khác
C. Mai là người vô đạo đức và không có giáo dục.
D. Mai là người ích kỉ, hẹp hòi chỉ biết đến bản thân mình.
Câu 39: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Nhận xét nào dưới đây là đúng về việc làm của bà P?
A. Bà P là người nhanh nhẹn, biết nắm bắt cơ hội. 
B. Bà P là người biết tìm tòi, sáng tạo trong lao động.
C. Bà P là người ngay thẳng, biết giữ chữ tín.         
D. Bà P là người biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh.
Câu 40: Hưng, Huy là học sinh lớp 8, do mải chơi, nghiện điện tử hai bạn rủ nhau đi tháo trộm ốc vít trên đoạn đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa phận xã để bán lấy tiền tiêu xài. Nhận xét nào dưới đây là đúng về hành vi của hai bạn?
A. Việc làm của Hưng và Huy thể hiện là người không có nhân cách.
B. Việc làm của hai bạn thể hiện là người biết tự chủ trong cuộc sống.
C. Việc làm đó thể hiện Hưng và Huy có tình bạn trong sáng, lành mạnh.
D. Việc làm của Hưng và huy là vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho người khác.
 
BGH duyệt TT/NT chuyên môn duyệt Người lập
   
 
Phạm Thị Thanh Hoa
 
 
Nguyễn Thị Lan Anh
 
 

Chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ: Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: (043)8724033, Fax: 38724618

Email: ubnd_longbien@hanoi.gov.vn

 

Trường THCS Cự Khối

Địa chỉ: Tổ 11 P. Cự Khối, Long Biên, TP. Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Hiệu Trưởng Lê Thị Hồng Thái

Liên hệ: 0438750736 | Email: c2cukhoi@longbien.edu.vn

Tập đoàn công nghệ Quảng Ích