ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 8
Câu 1: Theo em, ta có thể nâng vật nặng bằng cách:
A. dùng sức người
B. dùng đòn bẩy
C. dùng máy nâng chuyển
D. dùng sức người, dùng đòn bẩy, dùng máy nâng chuyển
Câu 2: Cơ khí có vai trò quan trọng trong:
A. sản xuất B. đời sống
C. sản xuất và đời sống D. đáp án khác
Câu 3: Cơ khí giúp tạo ra:
A. các máy
B. các phương tiện lao động
C. tạo ra năng suất cao
D. các máy, các phương tiện lao động, tạo ra năng suất cao
Câu 4: Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người:
A. nhẹ nhàng B. thú vị
C. nhẹ nhàng và thú vị D. đáp án khác
Câu 5: Nhờ cơ khí con người có thể chiếm lĩnh:
A. không gian B. thời gian
C. không gian và thời gian D. không gian hoặc thời gian
Câu 6: Đâu là sản phẩm cơ khí?
A. Cái kim khâu B. Chiếc đinh vít
C. Chiếc ô tô D. Cái kim khâu, chiếc đinh vít, chiếc ô tô.
Câu 7: Cơ khí giúp sản xuất máy, thiết bị cho:
A. mọi ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân
B. đời sống con người
C. mọi ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, đời sống con người
D. đáp án khác
Câu 8: Gia công cơ khí tạo ra chi tiết có:
A. hình dáng xác định
B. kích thước xác định
C. tính chất phù hợp với yêu cầu kĩ thuật, tính chất phù hợp với yêu cầu kĩ thuật
D. hình dáng xác định, kích thước xác định
Câu 9: Sản phẩm cơ khí gồm:
A. máy vận chuyển B. máy thực phẩm
C. máy khai thác D. cả 3 đáp án trên
Câu 10: Chọn phát biểu sai: Sản phẩm cơ khí gồm:
A. máy gia công B. máy điện
C. máy nông nghiệp D. máy gia công, máy điện, máy nông nghiệp
Câu 11: Vật liệu cơ khí được chia thành vật liệu cơ khí và vật liệu phi kim loại là căn cứ vào:
A. nguồn gốc vật liệu
B. cấu tạo vật liệu
C. tính chất vật liệu
D. nguồn gốc vật liệu, cấu tạo vật liệu, tính chất vật liệu
Câu 12: Vật liệu kim loại được chia làm mấy loại?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 13: Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen?
A. Tỉ lệ cacbon
B. Các nguyên tố tham gia
C. Cả A và b đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 14: Thép có tỉ lệ cacbon:
A. < 2,14% B. ≤ 2,14%
C. > 2,14 D. ≥ 2,14%
Câu 15: Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, gang được chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 16: Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, thép được chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 17: Tính chất của kim loại màu là:
A. dễ kéo dài
B. dễ dát mỏng
C. chống mài mòn cao
D. dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn cao
Câu 18: Đâu
không phải tính chất kim loại màu?
A. Khả năng chống ăn mòn thấp
B. Đa số có tính dẫn nhiệt
C. Dẫn điện tốt
D. Có tính chống mài mòn
Câu 19: Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là:
A. dễ gia công
B. không bị oxy hóa
C. ít mài mòn
D. dễ gia công, không bị oxy hóa, ít mài mòn
Câu 20: Vật liệu cơ khí có mấy tính chất cơ bản?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 21: Dụng cụ cầm tay đơn giản trong cơ khí được chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 22: Có mấy dụng cụ đo và kiểm tra?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 23: Công dụng của thước cặp là:
A. đo đường kính trong
B. đo đường kính ngoài
C. đo chiều sâu lỗ
D. đo đường kính trong, đo đường kính ngoài, đo chiều sâu lỗ
Câu 24: Có mấy loại thước đo góc thường dùng?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 25: Trong các dụng cụ sau, đâu là dụng cụ gia công:
A. Mỏ lết B. Búa
C. Kìm D. Ke vuông
Câu 26: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ gia công?
A. Cưa B. Đục
C. Tua vít D. Dũa
Câu 27: Công dụng của dụng cụ cơ khí nói chung là gì?
A. Xác định hình dáng
B. Xác định kích thước
C. Tạo ra sản phẩm cơ khí
D. Xác định hình dáng, xác định kích thước, tạo ra sản phẩm cơ khí
Câu 28: Muốn xác định trị số thực của góc, ta dùng:
A. Êke
B. ke vuông
C. thước đo góc vạn năng
D. thước cặp
Câu 29: Vật liệu chế tạo thước lá:
A. là thép hợp kim dụng cụ B. ít co dãn
C. không gỉ D. là thép hợp kim dụng cụ, không gỉ, ít co dãn
Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thước lá?
A. chiều dày: 0,9 – 1,5 mm
B. chiều rộng: 10 – 25 mm
C. chiều dài: 150 – 1000 cm
D. các vạch cách nhau 1mm
Bài 21
Câu 31: Công dụng của cưa tay là:
A. cắt kim loại thành từng phần
B. cắt bỏ phần thừa
C. cắt rãnh
D. cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa, cắt rãnh.
Câu 32: Cấu tạo của cưa tay gồm mấy bộ phận?
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Câu 33: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tư thế đứng của người cưa?
A. Đứng thẳng
B. Đứng thật thoải mái
C. Khối lượng cơ thể tập trung vào chân trước
D. Khối lượng cơ thể tập trung vào 2 chân
Câu 34: Có mấy quy định về an toàn khi cưa?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 35: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa?
A. Kẹp vật cưa đủ chặt
B. Lưỡi cưa căng vừa phải, không sử dụng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm vỡ
C. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn
D. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vì mạt cưa dễ bắn vào mắt
Câu 36: Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công:
A. trên 0,5 mm B. dưới 0,5 mm
C. bằng 0,5 mm D. đáp án khác
Câu 37: Yêu cầu về lưỡi cắt của đục:
A. thẳng B. cong
C. có thể thẳng hoặc cong D. đáp án khác
Câu 38: Kĩ thuật đục gồm mấy nội dung?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 39: Phát biểu nào đúng khi nói về an toàn khi đục?
A. Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt B. Không dùng đục bị mẻ
C. Kẹp vật đủ chặt D. vị trí đứng an toàn
Câu 40: Cưa và đục là phương pháp gia công thô được sử dụng khi lượng dư gia công:
A. nhỏ B. vừa
C. lớn D. đáp án khác
Câu 41: Dũa dùng để
A. tạo độ nhẵn trên bề mặt nhỏ
B. tạo độ phẳng trên bề mặt nhỏ
C. khi khó làm trên các máy công cụ
D. tạo độ nhẵn trên bề mặt nhỏ, tạo độ phẳng trên bề mặt nhỏ, khi khó làm trên các máy công cụ
Câu 42: Có mấy loại dũa?
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Câu 43: Mặt phẳng cần dũa cách mặt ê tô:
A. dưới 10 mm B. trên 20 mm
C. từ 10 – 20 mm D. đáp án khác
Câu 44: Có mấy yêu cầu về an toàn khi dũa:
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 45: Đâu
không phải yêu cầu về an toàn khi dũa?
A. Bàn nguội chắc chắn, vật dũa kẹp chặt
B. Dũa không cần cán
C. Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt
D. Đáp án khác
Câu 46: Cấu tạo mũi khoan gồm mấy phần?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 47: Các bước cơ bản khi khoan là:
A. lắp mũi khoan
B. kẹp vật khoan
C. điều chỉnh mũi khoan
D. lắp mũi khoan, kẹp vật khoan, điều chỉnh mũi khoan
Câu 48: Muốn có sản phẩm dũa và khoan đảm bảo yêu cầu:
A. nắm vững tư thế
B. nắm vững thao tác kĩ thuật cơ bản
C. nắm vững an toàn khi dũa và khoan
D. nắm vững tư thế, nắm vững thao tác kĩ thuật cơ bản, nắm vững an toàn khi dũa và khoan
Câu 49: Quy định nào sau đây
sai khi nói về an toàn khoan?
A. Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chặt
B. Không để vật khoan thẳng góc mũi khoan
C. Không dùng găng tay khi khoan
D. Không cúi gần mũi khoan
Câu 50: Cách chọn mũi khoan:
A. có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan
B. có đường kính lớn hơn đường kính lỗ cần khoan
C. có đường kính nhỏ hơn đường kính lỗ cần khoan
D. đáp án khác
Câu 51: Cấu tạo cụm trục trước xe đạp gồm mấy phần tử?
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Câu 52: Đặc điểm chung của các phần tử hợp thành cụm trục trước xe đạp là:
A. có cấu tạo hoàn chỉnh
B. có chức năng nhất định
C. có cấu tạo hoàn chỉnh, có chức năng nhất định
D. đáp án khác
Câu 53: Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là:
A. có cấu tạo hoàn chỉnh
B. không thể tháo rời ra được hơn nữa
C. có cấu tạo không hoàn chỉnh
D. có cấu tạo hoàn chỉnh, không thể tháo rời ra được hơn nữa
Câu 54: Trong các phần tử sau, phần tử nào
không phải là chi tiết máy?
A. Mảnh vỡ máy B. Bu lông
C. Đai ốc D. Bánh răng
Câu 55: Theo công dụng chi tiết máy được chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 56: Các chi tiết thường được ghép với nhau theo mấy kiểu?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 57: Phát biểu nào sau đây
sai khi nói về mối ghép động?
A. Các chi tiết có thể xoay
B. Các chi tiết có thể trượt
C. Các chi tiết không chuyển động tương đối với nhau
D. Các chi tiết có thể ăn khớp với nhau
Câu 58: Mối ghép cố định chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 59: Trong các mối ghép sau, mối ghép nào là mối ghép cố định?
A. Trục vít B. Ổ trục
C. Chốt D. Bản lề
Câu 60: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết có công dụng riêng?
A. Bu lông B. Kim máy khâu
C. Khung xe đạp D. Trục khuỷu
Bài 26
Câu 61: Có mấy loại mối ghép bằng ren?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 62: Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Câu 63: Đặc điểm mối ghép bằng ren là:
A. cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp.
B. mối ghép bu lông ghép chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp
C. mối ghép vít cấy ghép chi tiết có chiều dày quá lớn
D. cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, mối ghép bu lông ghép chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp, mối ghép vít cấy ghép chi tiết có chiều dày quá lớn
Câu 64: Mối ghép vít cấy có chi tiết nào sau đây?
A. Đai ốc B. Vòng đệm
C. Bu lông D. Vít cấy
Câu 65: Mối ghép tháo được có mấy loại?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 66: Mối ghép cố định gồm mấy loại?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 67: Đặc điểm mối ghép bằng đinh tán là:
A. vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn
B. mối ghép phải chịu nhiệt độ cao
C. mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh
D. vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn, mối ghép phải chịu nhiệt độ cao, mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.
Câu 68: Ưu điểm của mối ghép bằng hàn là:
A. hình thành trong thời gian ngắn
B. tiết kiệm vật liệu
C. giảm giá thành
D. hình thành trong thời gian ngắn, tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành
Câu 69: Ứng dụng của mối ghép bằng hàn là:
A. tạo khung xe đạp, không tạo được khung xe máy
B. tạo khung xe máy, không tạo được khung xe đạp
C. ứng dụng trong công nghiệp điện tử
D. không dùng làm khung già
Câu 70: Theo trạng thái nung nóng kim loại chỗ tiếp xúc, có mấy kiểu hàn?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 71: Mối ghép động có:
A. khớp tịnh tiến
B. khớp quay
C. khớp xoay
D. khớp tịnh tiến, khớp quay
Câu 72: Khớp tịnh tiến có:
A. mối ghép pittông – xilanh
B. mối ghép sống trượt – rãnh trượt
C. mối ghép pittông – xilanh, mối ghép sống trượt – rãnh trượt
D. đáp án khác
Câu 73: Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động:
A. khác nhau B. giống hệt nhau
C. gần giống nhau D. đáp án khác
Câu 74: Đối với khớp tịnh tiến, để giảm ma sát, người ta sẽ:
A. sử dụng vật liệu chịu mài mòn
B. làm nhẵn bóng các bề mặt
C. bôi trơn bằng dầu, mỡ
D. sử dụng vật liệu chịu mài mòn, làm nhẵn bóng các bề mặt, bôi trơn bằng dầu, mỡ
Câu 75: Cấu tạo khớp quay gồm mấy phần?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 76: Cấu tạo vòng bi gồm mấy phần?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 77: Ở khớp quay, chi tiết có lỗ giảm ma sát bằng cách:
A. lắp bạc lót
B. dùng vòng bi
C. lắp bạc lót, dùng vòng bi
D. Đáp án khác
Câu 78: Ứng dụng khớp quay trong:
A. bản lề cửa
B. xe đạp
C. quạt điện
D. bản lề cửa, xe đạp, quạt điện
Câu 79: Phát biểu nào sau đây
đúng khi nói về khớp quay?
A. mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn
B. chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục
C. chi tiết có mặt trụ ngoài là trục
D. mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn, chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngoài là trục
Câu 80: Trong khớp quay:
A. mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định
B. mỗi chi tiết có thể quay quanh nhiều trục cố định
C. mỗi chi tiết đứng yên
D. đáp án khác